Thứ Ba, 2 tháng 8, 2011

mỗi lần xem cái này

http://www.youtube.com/watch?v=dpC1ASy5CDw lại thấy hừng hực liềm tin =)) đấy có phải mỗi anh không dich được cờ lê là gì đâu :). đừng bị khớp là được ôi giời dịch mà bị khớp là hơi bị nhục của nó . Tuổi thơ nâng bước Tôn Hà Anh coi những kỷ niệm tuổi thơ là điểm tựa để cô bước đi trong tương lai. Năm 1995, mới 3 tuổi, học tại Trường Mầm non Thành Công A, Hà Anh đã cùng mẹ tham gia cuộc thi “Mẹ nuôi dạy giỏi, con khỏe, con ngoan” do quận Ba Đình (Hà Nội) tổ chức. Tại vòng chung khảo, khi Hà Anh kể xong câu chuyện Thỏ con không vâng lời, người dẫn chương trình hỏi: “Trong câu chuyện thỏ con có ngoan không?”. Hà Anh đáp: “Thưa cô, có ạ”. Khi đó, mọi người đều cho rằng Hà Anh đã trả lời sai. Người dẫn chương trình hỏi tiếp: “Vì sao bé lại cho rằng thỏ con ngoan?”- Hà Anh trả lời: “Thưa cô, vì thỏ con biết mình sai và bạn đã xin lỗi mẹ ạ”. Câu trả lời khiến mọi người đều bất ngờ trước nhận xét độc lập, tinh tế của cô bé mới 3 tuổi, nên đã dành cho Hà Anh những tràng vỗ tay tán thưởng. Cuộc thi đó Hà Anh và mẹ đã giành giải nhất. Học tiểu học, chẳng những học giỏi, Hà Anh còn làm thơ gửi báo Nhi Đồng. Bài thơ đầu tay Em Bi của Hà Anh đặc biệt ở chỗ cuối mỗi câu thơ đều kết thúc bằng chữ i, được đăng trên báo Nhi Đồng Cười (chuyên san của báo Nhi Đồng): “Nhà tớ có em Bi/Người thì bé tí ti/Răng vừa bằng hạt bí/Mà hay la ầm ĩ/Một ngày, đẹp mê li/Em rủ tớ bắn bi/Tớ nói liền tù tì/“Rằng không thích tí gì!”/Và thế là em Bi/Ngồi khóc tỉ khóc ti/Khiến mẹ phải dỗ Bi/“Ôi, con trai yêu quí/Lớn tướng rồi còn gì?/Khóc nhè, xấu quá đi”. Tôn Hà Anh (mặc áo dài) cùng các học sinh trường St.Andrew’s. Một bài thơ khác của Hà Anh có tên Chàng hoạ sĩ thỏ cũng đăng trên báo Nhi Đồng cười, cuối mỗi câu thơ cũng kết thúc bằng chữ o, tỏ rõ khả năng tưởng tượng và óc hài hước của cô. “...Vẽ xong thì anh thỏ/Mang tranh sang nhà o/Xem xong o bảo thỏ/“Dở tệ vẽ hoa cỏ/Thì nhỏ ơi là nhỏ/Còn con bò quá to/Mà nhìn kìa, chùm nho/Sao mọc trên con bò”/Mặt thỏ trông méo mó/Chạy ù trước mặt o/Mọi người thấy lo lo/Liền tìm khắp nhà o/Chị gà mái reo to/“Cái gì mà lấp ló/Sau cái đống quạt mo”/Hoá ra là anh thỏ/Ngượng quá trốn một xó/Miệng thì đang rên nhỏ/Ôi chàng họa sĩ thỏ/Cố lên, đừng cau có!” (trích). Bác sĩ Lã Thanh Hà, mẹ Hà Anh cho biết: “Sau khi bài được đăng, tôi đưa cháu đến toà soạn để lĩnh nhuận bút. Lĩnh xong, Hà Anh đề nghị được ủng hộ số tiền này vào Quỹ Hỗ trợ Tài năng trẻ Việt Nam”. Đây không phải lần đầu Hà Anh ủng hộ tiền từ thiện. Mỗi khi được điểm 10, Hà Anh lại được bố mẹ thưởng 2.000 đồng, em đều tiết kiệm lại và có dịp lại ủng hộ cho các quỹ như Bầu bí thương nhau, Vì bạn nghèo... Không chỉ giỏi những môn tự nhiên, chính những môn học xã hội đã giúp Hà Anh tiến xa hơn. Trong một bài luận văn đưa vào hồ sơ dự tuyển các trường đại học, Hà Anh viết bài có tên Vòng đời, kể về mối quan hệ giữa ba thế hệ bà ngoại, mẹ đẻ và con gái. Theo quy định, bài viết được giới hạn một lượng chữ nhất định. Nhưng khi viết, Hà Anh đã vượt quá số chữ mà không biết rút gọn thế nào nên đành giữ nguyên để nộp. Tuy nhiên sau đó, bài luận văn này vẫn được đánh giá cao bởi tính nhân văn. Được biết, điểm đặc biệt trong hồ sơ của Hà Anh là thế mạnh về những môn nhân văn. Bên cạnh những môn khoa học vốn đã là thế mạnh của học sinh châu Á, Hà Anh cố gắng dành thời gian cho các môn học xã hội để đảm bảo kiến thức toàn diện và không bị lép vế so với học sinh bản địa. Điều này đã giúp Hà Anh đạt được điểm luận văn cao nhất trong lịch sử của trường St. Andrew’s. Đây cũng là một trong những điểm nhấn quan trọng để 5 trường đại học danh tiếng nói trên mời cô nhập học. hớ hớ
đời lại bi kịch . http://vimeo.com/25451551
dạo này bé trông tơi tả - cứ để ý lúc nào anh tơi tả là bé lại tơi tả theo chả hiểu là tại nàm thao .

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét